Cử nhân kế toán ra trường làm những công việc gì?

Bất cứ doanh nghiệp, công ty nào cũng cần có phòng kế toán trong cơ cấu tổ chức bộ máy. Vậy sinh viên cao đẳng ngành kế toán sẽ đảm nhận những vị trí nào trong phòng kế toán sau khi ra trường. Đây là câu hỏi của rất nhiều bạn sinh viên chuyên ngành kế toán. Bài viết dưới đây, ban tư vấn của khoa kế toán sẽ giúp các bạn tìm hiểu thêm các vị trí nhân sự của phòng kế toán.

Vị trí quan trọng – kế toán trưởng

Kế toán trưởng nắm giữ vị trí chủ chốt trong phòng kế toán, một doanh nghiệp muốn phát triển bền vững cần có người kế toán trưởng giỏi. Nhiệm vụ liên quan tới chuyên môn của kế toán trưởng:

  • Tổ chức kế toán, thống kê phù hợp với tình hình hoạt động của Công ty theo yêu cầu của từng giai đoạn, phù hợp với chủ trương, chiến lược phát triển chung của Công ty.
  • Tổ chức cải tiến và hoàn thiện chế độ hạch toán kế toán, bộ máy kế toán thống kê theo mẫu biểu thống nhất, bảo đảm việc ghi chép, tính toán số liệu chính xác, trung thực, kịp thời và đầy đủ toàn bộ quá trình hoạt động kinh doanh trong toàn Công ty.
  • Tổ chức chỉ đạo việc kiểm kê, đánh giá chính xác tài sản cố định, công cụ dụng cụ, tiền mặt, thành phẩm, hàng hóa
  • Tổ chức kiểm tra, kiểm soát các hợp đồng kinh tế của Công ty nhằm bảo vệ cao nhất quyền lợi của Công ty.
  • Tổ chức đánh giá, phân tích tình hình hoạt động tài chính, kinh doanh của toàn công ty. Thông qua số liệu TCKT nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tháo gỡ khó khăn trong kinh doanh do các quy định tài chính không phù hợp để đẩy  mạnh phát triển kinh doanh.
  • Tổ chức lập kế hoạch, kiểm tra báo cáo, đánh giá công tác thực hiện kế hoạch chi phí công ty, các đơn vị phụ thuộc công ty hàng tháng, qúi, năm. Tổ chức công tác phân tích việc thực hiện chi phí, đề ra các biện pháp tiết kiệm hợp lý trên cơ sở kết quả phân tích và đánh giá.
  • Sinh viên ngành kế toán sau khi ra trường có thể ứng tuyển vào nhiều vị trí công việc khác nhau
    Sinh viên ngành kế toán sau khi ra trường có thể ứng tuyển vào nhiều vị trí công việc khác nhau

Kế toán tổng hợp

  • Tập hợp các số liệu từ kế toán chi tiết tiến hành hạch toán tổng hợp, lập các báo biểu kế toán, thống kê, tổng hợp theo quy định của nhà nước và Công ty.
  • Kiểm tra, tổng hợp báo cáo của các chi nhánh, đơn vị thành viên, bảo đảm tính chính xác, kịp thời phục vụ cho công tác phân tích tình hình hoạt động kinh doanh toàn Công ty.
  • Kiểm tra, kiểm soát, giám sát, tự kiểm tra nội bộ, hậu kiểm tình hình hoạt động tài chính của chi nhánh, kiểm tra việc chấp hành các quy định ghi chép sổ sách, chứng từ quản lý tiền hàng.
  • Kiểm tra nội dung, số liệu, định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hằng ngày của các kế toán phần hành thực hiện trên máy, để phát hiện và hiệu chỉnh kịp thời các sai sót (nếu có) về nghiệp vụ hạch toán, đảm bảo số liệu chính xác, kịp thời.
  • Lập, in các báo cáo tổng hợp, báo cáo chi tiết các tài khoản, bảng cân đối tài khoản, báo cáo cân đối tiền hàng theo đúng quy định.
  • Phối hợp kiểm tra các khoản chi phí sử dụng theo kế hoạch được duyệt, tổng hợp phân tích chỉ tiêu sử dụng chi phí, doanh thu của công ty bảo đảm tính hiệu quả trong việc sử dụng vốn.
  • Cung cấp các số liệu kế toán, thống kê cho Kế toán trưởng và Ban Giám Đốc khi được yêu cầu.
  • Không ngừng nâng cao kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ đặc biệt là lĩnh vực kế toán quản trị để nhằm đáp ứng tốt công tác quản lý tài chính kế toán và đạt hiệu quả cao nhất.
  • Thay mặt kế toán trưởng khi kế toán trưởng vắng mặt giải quyết, điều hành hoạt động của Phòng TCKT sau đó báo cáo lại Kế toán trưởng các công việc đã giải quyết hoặc được ủy quyền giải quyết.
  • Thực hiện công tác lưu trữ số liệu, sổ sách, báo cáo liên quan đến phần hành phụ trách đảm bảo an toàn, bảo mật.
  • Thực hiện các nhiệm vụ khác do Kế toán trưởng phân công.

Kế toán thanh toán

  • Lập chứng từ thu- chi cho các khoản thanh toán của công ty đối với khách hàng và các khoản thanh toán nội bộ. Phản ánh vào các sổ sách liên quan đến phần hành kế toán hàng ngày và đối chiếu với sổ quỹ
  • Kiểm tra tồn quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng của công ty hàng ngày và cuối tháng.Theo dõi các khoản tạm ứng.
  • Tiếp nhận các chứng từ thanh toán và kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của chứng từ
  • Cập nhật các quy định nội bộ về tiền đang chuyển, tiền gửi ngân hàng.
  • Kiểm tra, tổng hợp quyết toán toàn công ty về tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển, các khoản tạm ứng, lương, BHXH, BHYT, chênh lệch tỷ giá.
  • Thực hiện các nhiệm vụ do kế toán trưởng phân công.
  • Thực hiện lưu trữ chứng từ, sổ sách, các công văn, quy định có liên quan vào hồ sơ nghiệp vụ.

Kế toán công nợ

  • Có nhiệm vụ theo dõi các khoản công nợ phải thu, phải trả của khách hàng. Lập danh sách khoản nợ của các công ty, đơn vị khách hàng để sắp xếp lịch thu, chi trả đúng hạn, đúng hợp đồng, đúng thời hạn, đôn đốc, theo dõi và đòi các khoản nợ chưa thanh toán.
  • Phân tích tình hình công nợ, đánh giá tỷ lệ thực hiện công nợ, tính tuổi nợ.
  • Kiểm tra công nợ phải thu, phải trả của công ty.
  • Thực hiện các nhiệm vụ do kế toán trưởng phân công.
  • Thực hiện lưu trữ các chứng từ , sổ sách, các công văn quy định có liên quan vào hồ sơ nghiệp vụ.

Kế toán vật tư

  • Theo dõi tình hình nhập –xuất – tồn kho vật tư, sản phẩm, hàng hoá về mặt số lượng và giá trị tại các kho của công ty.
  • Định kỳ phải đối chiếu số lượng với thủ kho và lập bảng tổng hợp nhập- xuất – tồn kho sản phẩm, vật tư, hàng hoá vào cuối tháng.
  • Theo dõi tình hình tăng, giảm, tồn kho các loại vật tư.

Bài viết liên quan